Wednesday, April 1, 2015

Mùa vớt củi

Tháng mười một ông Kha về quê . Con đường đê dọc sông Thao đổ nhựa bé tin hin, chỉ hai cái xe bốn chỗ tránh nhau chầm chậm chứ cái xe PARADO bẩy chỗ của ông lại bất tiện, cứ dừng hẳn cho xe ngược chiều bò qua rồi mới lại đi tiếp . Ông buông giọng :
- Ức chế quá .
Cậu lái xe cười cười :
-          Quê thủ trưởng mà thủ trưởng ức chế thì tụi em ức chế gấp mấy lần .
Chiều xắp tắt về đến làng . Ông Kha hạ kính xuống nhìn đồng  mới gặt lôm nhôm  gốc rạ . Cánh đồng bàng bạc , cánh đồng lại đã thấy những đàn cò lội lom khom , chúng lội theo nhau tít vào chân đồi cọ xóm Nghè .  Dọc ven đê, xóm bãi khói lay lả trên mái nhà và những vườn giong riềng lốm đốm búp đỏ như lửa đèn dầu  . Mùi khói thơm át cả mùi xe ô tô . Sướng thật , ít khi được ngửi cái mùi rất quê này . Cậu lái xe duỗi lưng khoan khoái . Bỗng xe khựng lại . Ông Kha nhao người về phía trước . Một cái xe kéo đầy củi đang loay hoay sang đường . Cái xe chở củi rều vớt ngoài sông . Nó cứ nhấp nhoáy không nhích lên được . Ông Kha bấm kính lên bảo lái xe .
-          Cậu xuống xem sao .
Có hai người đàn bà, một già một trẻ kéo một cái xe đầy củi ướt . Người kéo thì già, người đẩy thì trẻ hơn . Ra là một bánh của nó vấp phải mố xi măng chôn ở mép đường . Cậu lái xe ghé vào tay bắt miệng è è vần cái bánh xe thật lực . Cái bánh xe chèo qua đánh sật khiến tay lái của người đàn bà loạng choạng . Bà lau mồ hôi nhìn cái xe ô tô bóng nhoáng  rin rỉn qua . Hai người đàn bà đẩy xe củi vào xóm . Ông Kha hỏi sao thế ? Cậu lái xe thở phào . Vấp cái cọc tiêu cáp quang thủ trưởng ạ . Xe củi vớt sông nặng lắm  .
-          Công ty nào làm trên này nhỉ ? Rồi ông chợt nghĩ cái dự án mà tổng công ty ông đang phủ sóng tới vùng sâu vùng xa theo báo cáo là rất hiệu quả cả về dân sinh và quốc phòng
Ờ ờ hóa ra tận quê ông khỉ ho cò gáy mà đã có cáp quang kéo về rồi, họ hàng con cháu của ông sẽ nhoay nhoáy tiếp cận những văn hóa mới của thiên hạ và những công nghệ mới châu Âu . Lâu rồi ông ít nghĩ tới quê . Ở Tổng công ty ông, ngoại trừ cậu lái xe ra thì chả ai biết ông quê vùng nào . Ông nói giọng Hà nội , ông học ở Tây về , ông ăn uống từ tốn, không tụ tập ba vạ . Đi đứng khoan thai,  kiệm lời và né đòn theo kiểu gió chiều nào che chiều ấy . Vợ ông người Thủ đô mặc đẹp như ca sĩ , con cái ông toàn du học bên trời Tây . Mẫu người như Kha là mẫu thăng tiến .
 Xe chạy qua cổng trường cũ ông học ngày xưa trên bãi sông . Bây giờ ở đó không còn trường học mà là một tượng đài liệt sĩ . Ông đã bao lần nhìn cái tượng đài như ngọn bút tháp ba cạnh  mốc meo có cái biểu tượng đốm lửa và mấy dòng chữ Tổ quốc ghi công đâu cũng giống đâu. Ông Kha thi thoảng mới thấy xúc động vì những cái tượng đài như thế . Nói thi thoảng vì từ khi ông làm trưởng phòng rồi bí thư Thanh Niên, dẫn đoàn của cơ quan đi thăm nghĩa trang Trường Sơn nhiều lần nên ông quen rồi . Hương khói thì nghi ngút, người đi thì váy áo phấn son nói cười . Từ Hà Nội vào đến miền Nam mục đích là đi Xuyên Việt cơ mà, chứ có đoàn nào mang tên đi xuyên Nghĩa Trang đâu . Chỉ đến lúc nghe tiếng nhạc hồn tử sĩ và tiếng khóc của các cụ già gần đất xa trời đi tìm con, ông mới thấy xúc động . Có thế chứ , thế mới là Nghĩa Trang . Ông Kha đã có lần nói thao thao bất tuyệt với cán bộ công nhân viên Tổng Công Ty  ông về bài hát Đàn Sếu bay của nước Nga. Ông không biết về cuộc chiến chống Mỹ khốc liệt đến chừng nào vì hồi đó ông ở bên Châu Âu , nhưng ông thuộc bài hát Đàn Sếu bay và vô cùng khâm phục lòng quả cảm của người lính trong phim Người thứ bốn mốt . Ông lên làm diễn giả mà chị em ở dưới khóc hu hu . Nhưng còn Nghĩa trang Trường Sơn hay nghĩa trang nào với ông cũng là nghĩa trang thôi và cũng mù mờ . Ôi chao! bạt ngàn nghĩa trang, nghĩa trang quá là ma trận . Ông thuộc mấy bài hát Nga , bài hát Ý chứ mấy bài chống Mỹ ông không thuộc mấy . Nhưng ông lõm bõm biết đủ một số tên bài hát nhạc đỏ để trong cuộc liên hoan nào đó ông giới thiệu kiểu bỏ bom cho các giám đốc cấp dưới lên hát  . Các đồng chí phải biết một thời đất nước chúng ta hào hùng chiến đấu như thế nào chứ?  Cái món đòn này khiến cả Tổng công ty tin rằng ông am hiểu lắm về đất nước thời gian lao . Có lần liên hoan ngày thành lập Tổng công ty, chị em vòi ông hát . Ông hát được mấy bài toàn nhạc Tây ,  khỉ thế chứ ! Nhưng ông nói nhẹ nhàng bằng một thứ âm vực tình tứ với chị em rằng khi ngồi trong môi trường xinh tươi lãng mạn thế này ta chỉ nên hát tình ca . Các cô các chị nghe mà cảm động , cảm động đến mù mờ , điều mù mờ này thì ông rất khéo chỉ có vợ ông là biết được . 
          Bây giờ ngôi trường ông học ngày xưa nằm trên quả đồi cọ quay nhìn ra sông . Từ xa những người bên kia sông xuống đò đã nhìn thấy lá cờ đỏ trên đồi và lũ trẻ nô đùa chạy nhảy  như đàn ong mùa hoa nhãn.  Ông Kha ngoái nhìn cái xe củi rẽ vào xóm Bến Đò . Chiều ở quê ông màu nâu,  cái màu buổi chiều miền quê mà một thời du học ông nhớ đến cháy lòng .
                                                ***
     Kha học cấp hai ngoài bãi . Độ ấy trường chỉ có 6 lớp, mỗi khối hai lớp nên cả trường biết nhau hết . Đứa nào cũng đi chân đất đến trường . Mùa rét thì tay cầm cái nòm tết bằng rơm, đặt cục than củi vào đấy cho nó cháy âm ỉ . Cả lũ xóm Nghè đi ra xóm bãi làm thành một hàng dài những đụn khói như khói tàu hỏa trên đồng . Cay sè mắt áo quần đứa nào cũng ai ai khói . Tóc tai bết như nhựa bởi khói rơm . Ở lớp trên Kha có cái Đồng xóm bãi con ông lái đò . Con Đồng hơn Kha những hai tuổi, nó rắn như con cá chuối đầm Hà . Mắt tròn xoe lúc nào cũng nhìn bọn xóm Nghè khiêu khích . Có lần nó bảo tụi xóm Nghè mà lôi thôi chúng tao lôi ra sông  tao nhụt cho no nước .  Ở xóm bãi trồng toàn mía và rau . Xóm Nghè trồng toàn sắn và khoai sọ . Dù có hợp tác xã phân phối thì dân xóm Nghè vẫn thèm mía, thèm rau và xóm bãi vẫn thèm khoai, thèm sắn . Chả biết ai làm ra câu vè đến bây giờ Kha vẫn nhớ .
            Sắn xóm Nghè đè rau xóm bãi . Rõ là ngày ấy chủ trương lương thực mãnh liệt thật
Thường thì đi chăn trâu xóm bãi phải mang trâu vào đồi . Nhưng cũng có hôm bọn xóm Nghè lùa trâu ra thả dọc ven đê để ăn mầm mía bãi sông . Cỏ bờ để chỉ để ngồi cho êm đít chứ trâu bò gặm làm sao được cơ chứ . Chúng nó xin ngọn mía rồi buộc trâu lại cho ăn ngọn mía và đi chơi .  Tháng ấy là tháng 11 rồi . Mấy hôm nay nước sông ói lên đỏ ngầu ngầu . Họ bảo là đổ cây nước sông Đầm Thi . À thì ra cái suối to Đầm Thi lũ nên nước đổ vào sông Thao . Lũ trái mùa bao giờ cũng nhiều củi, nhiều gỗ trôi về . Dân xóm bãi vớt đun hết năm chưa vơi chuồng củi . Củi vớt sông hình thù kì quái . Nó nhẵn hín cứng như sừng , nó cong queo như sừng nai sừng bò . Có người vớt được cả cỗ ván hậu sự khắc chữ nho ghê chết , có người vớt được cả cái cầu ao , cầu bắc qua suối vẫn còn những vết nhẵn bước người đi .  Những mùa lũ bắt đầu từ lũ suối . Nước moi móc tất cả những thứ ven bờ suối moi lên . Suối lũ cũng lại đem thứ của nả moi ở chỗ này đắp vào chỗ khác . Nước dâng lên rất nhanh , chỉ sau một hai tiếng là nước suối lên cao hàng mét và nó xuống cũng rất nhanh . Nhoáng cái cả bãi ngô đi sạch . Những bè nứa bè gỗ tự động mà ra sông không có lái , cứ thế nó ngụp lặn trong lũ trôi về xuôi  để gặp những người vớt củi thiện nghệ ở quê tôi .
Kha chạy dọc bờ sông nhìn những bè củi bè nứa trôi lềnh nghềnh trên sông . Những con thuyền nan bé lĩn kĩn táp vào bờ để hất vội những sản phẩm vớt được rồi lại ra sông . Nước đỏ ngầu bèo bọt cũng ngầu những rong rêu . Trông cứ như là thủy trận . Kha nhìn đến chóng mặt những gỗ củi vùn vụt trôi qua . Bỗng một cái thuyền nan xoay đầu như chong chóng áp vào bè nứa một bóng con gái gò lưng chém cái bè nứa cho bè xé ra nhiều mảng rồi kéo những tấm ván trên bè sang thuyền mình . Con thuyền nan chúi mũi ì ách vào bờ . Khiếp thật Kha reo lên . Ôi là cái Đồng , chị Đồng lớp 7C năm ngoái . Đồng ơi chị Đồng ơi ! cho tớ xuống vớt củi với . Người con gái tên Đồng chống cái dầm vào bờ sông nhảy xuống kéo thuyền vào bờ thở hí hóp hất những tấm ván vớt được lên bờ . Đầu tóc Đồng bết lại . Áo dính vào người vì nước sông . Cái quần đen nhăn nheo cau có dán lên mông lên đùi hằn những đường cong lấm tấm màu phù sa .
Đồng  nhận ra thằng Kha xóm Nghè :
-          ờ , xuống đây mày có biết bơi không ?
-          Biết chứ , cho tớ theo vớt củi với . Đồng nhìn cái cặp chân nguều ngoào và khuôn mặt thanh tú của Kha , cái đứa lớp dưới luôn nhận được phần thưởng học sinh giỏi của trường xã mình 
-          Ừ lên thuyền , chết đừng kêu .
Thuyền lại ra sông . Kha cứng cả lưỡi mỗi khi thuyền gặp xoáy bồi băng . Nó ngồi dưới lòng thuyền hai tay nắm chặt hai cắng thuyền . Mỗi lần nó muốn vươn tay vớt cây củi nào là Đồng lại quát . Nghiêng sang một bên , đừng chúi đầu theo củi . Nước từ củi chảy vào thuyền, sóng bồi băng ào vào thuyền . Kha ướt hết quần đùi . Chả biết cái áo lúc nãy chạy xuống sông vứt chỗ nào . Kha rét .
Ôi thuyền trôi xa quá rồi . mày đừng vớt củi nữa tao chèo vào thôi . Con thuyền cứ vùn vụt trôi qua hết xóm bãi xuống xóm chợ rồi biêng biêng ra dòng . Kha kêu lên , vào đi vào đi Đồng ơi .
Đồng bặm môi chèo . Ngực nó nhô ra , nó thở hí hóp . Kha nhìn Đồng . Mỗi lúc nó nhao đầu cào mái chèo cái núm vú lồi ra như quả soan non . Cái áo rách dọc đường tà lên ngang ngực phơi cái mảng bụng Đồng nhoe nhoét nước và bùn . Kha nín thở . Bỗng có một gốc cây trôi đến ập vào thuyền , Đồng kêu lên :
-          Mày ngồi im lật thuyền bây giờ .
 Đồng đứng hẳn lên lấy cây dầm đẩy gốc cây ra xa . Ào một cái , cây gỗ tách ra thì Đồng lao ùm xuống sông . Kha nhào tay với theo . Đồng nổi lên bơi dưới sông tay bám cắng thuyền vừa bơi vừa giật cho con thuyền cố ì ạch vào bờ . Kha vẫn trên thuyền, người cứng đờ còn Đồng mỗi lần cố giật cho thuyền vào thì đầu lại chìm xuống . Tóc Đồng xòa tràn mặt nước phập phều . Người con gái nhấp nhô,  anh con trai nắm cứng be thuyền, nước mắt chảy ra bất lực . Con thuyền quay một vòng gặp gành tre chìm dưới sông . Đồng nắm được ngọn tre dìm dưới nước kéo thuyền vào bãi . Con sông Thao nhàn nhạt màu nước xẫm dần vào tối . Kha vội nhảy xuống bãi Giong giềng kéo thuyền ghếch lên bờ . Đồng bò lên nằm vật ra bụi Giong . Tai Đồng u u, chân tay cứng đờ , sóng dưới sông sòan soạt , Đồng quờ tay kéo cái cạp quần nhầy nhẫy bùn . Mặt Kha tái dại , Vòng tay nâng đầu Đồng lên . Đồng nhỏm dậy . Kéo Kha vào ngực cho đỡ lạnh :
-          Xuýt nữa chết cả đôi . Chết đôi là thiêng lắm đấy .
Nói rồi nuốt nước bọt lẫn phù sa vàng như gạch cua vào miệng . Kha chùi tay lên miệng Đồng, bàn tay dừng lại nơi cặp môi tai tái . Một lúc sau Kha rét , còn Đồng thì rất ấm . Kha áp mặt lên ngực Đồng . Cặp vú ân nhân mới mười bẩy tuổi cứng như cái bát nước tương kho cá  . Kha áp mặt lên cái núm quả soan . Vạt ngực người con gái tâm tấm những gai ốc . Kha liếm môi lên ngực người con gái cặp môi đến đâu những tấm gai ốc tan đi, da ửng lên rạo rật , bãi giong riềng bỗng quay cuồng giữa lặng thinh chập tối mà như gặp lốc . Tóc người con gái bết phù sa ập xuống ngực . Kha vén lên , Kha đặt lưỡi lên tấm áo nâu sũng nước nếm náp cái quả soan hăng hăng thơm thơm đắng đắng . Ngực Đồng cũng thơm cái mùi hăng hăng như lá soan non . Kha rùng mình . Tê tái . Bủn rủn  . Đồng vuốt tóc Kha , nghe tiếng rên nâng nấc  . Kha biết mình làm được cái việc chức năng  đàn ông lúc mười lăm tuổi bên bãi giong riềng xóm chợ .

Người con gái cứ để cho Kha nếm náp trên bầu vú cứng ngắc của mình . Con thuyền nan gếch đầu lên bãi trống không . Trên con thuyền không có củi, không có dầm chèo dầm lái . Con thuyền tênh hênh vô tư vô tình . Con sông vào lúc sâm sẩm tối huyền bí như ngực người thiếu nữ mà kẻ trai lần đầu tiên tìm đến . Người con gái cũng lần đầu tiên được ôm vào da thịt con trai . Nó vạm vực tin cậy đến thế , ở giữa cái sống chết cận kề càng thúc dục sinh tồn bạo liệt ham muốn . Đồng bảo Kha lên bờ về đi kệ tớ ở đây . Kha sợ , đi như mất hồn . Đồng nằm ở bãi giong riềng nhìn lên trời . Sương xuống rồi , Đồng cởi khuy áo phanh ngực trong chiều vạng , xoa tay lên bầu vú nóng ran ươn ướt nước sông . Có ngôi sao lên rất sớm ở trên trời . Một buổi chiều tối màu nâu . Nước sông cũng nâu , cặp vú trần cũng mầu nâu, Đồng với tay ngắt hai tấm lá giong riềng úp lên ngực .                                 

Ở xóm bãi tối hôm ấy, người ta nhao nhác đi tìm cô Đồng . Ông Ngãi cầm cái đèn chai đi dọc sông gọi não nề :
-           Ôi Đồng ơi , con ở đâu về với bố bầm Đồng ơi .
Thấy Kha đi ngược đê họ hỏi :
-          Mày thấy thuyền con Đồng trôi không ?
Đáng lẽ Kha phải nói là có , ở dưới kia kìa thì nó lại lắc đầu và đi như chạy trốn . Kha về đến nhà thì thằng em trai cũng đã dắt con trâu ngoài xóm bãi về chuồng  . Kha không ăn cơm đi ngủ , nó ngủ mê mệt .
                                   

Ông  cụ Long bần thần đứng dưới bờ ao . Cái ao ông đào múc vào đồi chè cũ . Mấy chục cây cau lên ngang ngực quanh bờ ao đẹp như vườn bách thảo dưới Hà nội . Cá lăm tăm mặt nước . Toàn là rô phi thôi nhưng sáng vào tối ra ông thấy nhớ nó . Cá trong ao nhà ông toàn ăn lá sắn . ăn cả phân trâu . Nhoáng cái giành phân trâu ông đổ xuống tan biến . Cá lớn cá bé vẫy vùng hàng nửa giờ rồi mặt ao trở lại im lặng , loi thoi vài cái lá cỏ rác vật vờ . Ông bẻ cái cành Quất Hồng Bì, mùi thơm của nó, chạy len lên mũi lên tận đầu rồi lại chạy xuống . Cái mùi thơm như long não mỗi khi đau đầu cảm cúm ông hay vò lá nó mà ngửi . Xóm Nghè  có mấy ai được như nhà ông , con lớn làm cán bộ Tổng Công ty dưới Hà nội . Con bé đứa ở Việt Trì, đứa lao động bên Tiệp, ở tịt bên ấy không về . Vợ chồng ông cứ ăn rồi ngồi khểnh nhìn ao chuồng cũng sướng , hàng tháng ra ngân hàng lĩnh tiền con cái  gửi cho . Nhưng trời vẫn chả cho ông tất cả . Thằng con thứ hai bỏ vợ, bỏ thành phố về ở với ông . Nó nghiện rượu dã man . Nó uống rượu rồi đờ dẫn và ngủ . Tài thật . Chưa bao giờ nó đập phá hay chửi đổng . Nó chỉ uống và ngủ khiến cơ thể nó yếu như sên . Ấy thế mà lúc không uống rượu nó nói như cứa vào gan ruột bố mẹ . Nó đâu có kém cỏi gì về đường học như anh Kha . Nó hết cấp 3 thì lên phía Bắc oánh nhau với giặc . Ra quân thì đi làm công ty xây dựng . Nó lấy vợ , vợ nó giỏi lại khá gái làm kế toán kinh doanh gì đó ông không hiểu . Anh Kha quen biết nên lên đến trưởng phòng . Đùng cái chúng nó bỏ nhau . Thằng Thắng vài năm sau đưa con về ở với ông và sinh ra uống rượu . Hôm nay con trai lớn của ông từ Hà nội về quyết định đưa ông về sống với vợ chồng nó . Đã nhiều lần bàn tính , hết nhỏ rồi to rồi cũng đã có lúc nặng lời với nhau, hai anh em nó không còn bình tĩnh được khiến ông phải to tiếng .-    Chúng mày không đoàn kết tao sẽ không đi đâu hết . Tao sẽ ở mãi đến khi nào tao chết ở cái xóm Nghè này . Thằng Thắng con thứ của ông im thin thít, anh con lớn là Kha nuốt nước bọt nhìn cắm xuống nền nhà .
Thắng thưa :
    
-          Thầy mẹ đã già rồi , nhà ta cũng đủ ăn đủ tiêu , họ mạc anh em xung quanh sáng tối bề bề  . Chả đâu bằng quê hương bản quán . Con nghĩ thầy mẹ ở quê còn sống thêm ít năm nữa chứ về thành phố chỉ buồn mà chóng chết .
Kha giật nẩy lên :
-          Bao nhiêu  những mong cung phụng cha mẹ lúc về già mà chú bảo thầy mẹ chóng chết, chú phũ mồm quá, chú bạc quá .
-          Thì đấy , anh đi làm, chị đi làm tối đến anh cắm đầu vào máy tính, chị thì lòe xòe đi nhẩy . Con anh toàn là cắm tai nghe vào lỗ tai, người cứ đần thối ra thầy mẹ chơi với ai, nói với ai . Ở giữa nhà con trai cháu nội mà  như người nằm  nhà trọ, không chóng chết thì sống làm sao ?
Kha nghiến răng . Mình đã từng đưa nó về tỉnh xin cho nó việc làm , gợi ý nó về Hà Nội với mình nó không đi, lo cưới vợ cho nó rồi lại chạy việc cho vợ nó . Nó vô ơn với anh nó quá .
Người như chú không trách vợ nó chán .
-          Này anh , chuyện vợ chồng em, xin anh đừng nói thêm nữa .  Em hèn vì không dậy được vợ nên nông nỗi này , em thà về ở với bố mẹ không la liếm quì gối bạc tình bạc nghĩa , không u mê vì chức tước mà quên tình quên nghĩa , em chỉ về xóm Nghè này là em thấy em là người lương thiện . Còn anh thì chưa chắc ..
Ông  cụ Long gào lên :
-          Tôi xin các anh , thân già tôi sẽ đi ở với con trưởng . Anh Thắng anh không được hỗn với anh cả . Bố mẹ già rồi Thắng ơi .. ông khóc .
Thắng đến bên bố , muốn đưa tay đặt lên vai bố lại rụt xuống .
         - Bố ơi , bố mẹ đi về Hà nội rồi   con  ở nhà chăm lo vườn tược đợi bố mẹ về . Một tấc đất con cũng không cho anh Kha bán . Không ai được bước vào cái vườn này của nhà ta . Thái độ của Thắng khiến vợ chồng Kha phải hõan  việc bán đất ở quê lại . Thôi thì cứ để đó liệu sau . Kha bảo với vợ thế .
Vài hôm sau vợ chồng ông cụ Long lên xe về ở với Kha . Ngồi trên xe chạy dọc sông Thao, ông Long nhìn xuống đồng bãi , nghĩ mà thương thằng Thắng  . Vợ nó chạy theo tay Giám đốc xây dựng dưới Việt Trì làm vợ bé người ta . Thằng Thắng mang đứa con gái út về ở với ông . Mỗi lần anh  Kha nó về, ông hay nghe hai anh em nó cãi nhau . Có lúc ông còn nghe thằng Thắng  nặng lời với anh Kha nó  . Anh không phải dậy người khác nhiều quá . Dậy nhiều hóa nhạt . Vợ anh có yêu anh không thì anh biết , anh toàn giao giảng đạo đức cho người khác . Ai cũng sợ và nể anh vì anh là Tổng Giám Đốc , chỉ có một người không nể anh đó chính là vợ anh đấy . Những cán bộ to như các anh tưởng là mình vĩ đại à ? Chả có ai là vĩ nhân với người hầu hạ cơm canh giường chiếu đầu ấp lưng kề đâu các ông to ạ . Cả anh cả em vai diễn cả đấy , hề cả đấy . Ở cơ quan thì anh là người vĩ đại nhưng anh chả biết cái gì đang diễn ra ở nhà anh cả .  Ông cụ Long buồn . Thế mà ở xóm Nghè ai cũng bảo nhà cụ Long sướng nhất .
Chỉ một năm sau thôi, Cụ Long lại đồ đoàn về làng . Hai cụ không chịu nổi cảnh nhốt trong chuồng như con chim thằng cháu nuôi trên sân thượng . Ông cụ càng không chịu nổi những cuộc tiếp khách của con trai mình . Họ đều dạ thưa cụ , dạ vâng ạ . Có hôm Kha đi vắng . Cụ nhòm thấy  khách đến xe ô tô đứng từ xa , khách vào nhà thấy Tổng giám đốc đi vắng liền dạ chào cụ con về . Ông cụ ra khép cửa chưa kịp đi vào thì nghe hai người khách nói với nhau . Toi mẹ nó một ngày từ Thanh Hóa ra , toi luôn cả nghìn đô , khéo lại đứt mẹ nó cái hợp đồng này, chó chết thật .  Nghe mà buồn. Buồn  cho khách lại buồn cho con mình . Bạn nó toàn nói với nhau bằng đô bằng dự án .  Cả năm sống ở Hà Nội, cụ ăn cơm với con được mươi bữa . Cụ ông cụ bà nhìn nhau héo hon xem Ti Vi đau ù đầu …

Thắng dìu bố mẹ vào nhà trong khi nước mắt người già người trẻ chứa chan . Vườn tược xanh tốt , mấy luống rau xu hào bờ ao ngằn ngặt xanh như loáng mỡ . Thắng rót nước mời bố mời anh . Bà cụ Long  vuốt ve đứa con gái thiếu mẹ của Thắng đang học lớp 7 , cụ áp mũi ngửi mồ hôi khét nắng trên tóc nó . Vừa bê đồ vào nhà Thắng  vừa nhìn anh , nó giận anh thì ít thương anh thì nhiều . Người làng này chỉ nhìn thấy ông Kha đi xe ô tô về làng, thấy ông làm cán bộ to của một Tổng công ty ở Trung ương . Nhưng Thắng thì biết cái nỗi khổ của anh mình . Đổi cái giá nhẫn nhịn hầu hạ nhậu nhẹt cho những anh cấp to hơn là như thế nào . Đã một hồi Thắng làm cán bộ một công ty trên tỉnh lạ gì sự đánh đổi của đời . Chả có cái gì là đổi bằng nước bọt sất  . Vật thể hay là đến phi vật thể cũng vậy mà thôi , có giá của nó hết . Ngay cả truyền thống còn đánh đổi còn đem ra mặc cả được nữa huống chi thân thể con người . Đã bao nhiêu lần Thắng về chơi với anh những ngày cận tết ở Hà Nội . Cứ đến áp tết, mới thấy cái nhục nhã của cán bộ cấp dưới đi tết cán bộ cấp trên , anh nào cũng ứa nước mắt dù được việc hay không được việc .  Anh Kha của Thắng bảo , từ trưởng phòng lên phó tổng của tao đi một căn hộ The Manor là rẻ đấy . Mấy ngày áp tết lao đầu đi như rồ . Thôi thì từ cục thuế, rồi ngân hàng, rồi môi trường, rồi công an địa bàn công an chuyên quản, rồi đến thủ trưởng của mình rồi …mới đến công nhân của mình . Bã người ra chứ béo bở gì tết với nhất .  Rồi Thắng nghĩ , chỉ công nhân là chúc tết nhau bằng tấm lòng , chỉ có người nông dân thăm nhau ngày tết là niềm vui bình dị mang tình của con người . Xa tít tắp cái câu mà cả Kha và Thắng đều thuộc mùng một tết Cha mùng hai tết Mẹ mùng ba tết Thày . Xưa quá rồi anh Kha ơi, chỉ có về quê may ra tìm lại cảm giác đó thôi

         Tết năm nay ông Kha sắp nghỉ hưu . Chờ lấy sổ thôi nên ông rỗi lắm , ông lại về quê ăn tết . Con đường từ xóm bãi vào Nghè đổ xi măng tươm tất . Đồng xanh mướt mát những ngô lạc ba tháng . Những tràn ruộng  trên  là ngô dưới thì bí đỏ và khoai lang, thỉnh thoảng một ruộng xu hào, cải bắp xen vào . Bây giờ đất chả lúc nào được nghỉ . Ấy thế mà người vẫn thiếu việc . Chuyện cày bừa cấy hái chỉ làm có non nửa thời gian . Già nửa thời gian còn lại là nông nhàn . Càng nhàn càng rách chuyện , càng uống càng hút càng hư . Ô! thế ra nông thôn càng đi lên về kinh tế thì càng thụt lùi về đạo đức hay sao ? Ông Kha ngẫm ngợi . Lũ trẻ đi kiếm việc ngoài thành phố vãn suông làng xóm . Chỉ gần tết chúng nó mới kéo nhau về làng . Chúng nó về nghỉ tết  phóng xe như rồ như dại , đầu xanh đầu đỏ, bá vai ôm cổ nhau ngay trên đê khiến đường làng ngõ xóm cứ xanh xanh đỏ đỏ rậm rịch .
Ông Kha về một mình . Chiều ba mươi tết, nhà cụ Long đụng lợn . Cụ Long ngồi mâm với hai anh con trai và đứa cháu con nhà Thắng . Bà cụ Long  mấy hôm nay đau khớp, ngồi trên ghế dựa ăn cơm nhìn xuống mâm . Cữ này mọi năm rồng rắn quà cáp về quê,  xe ông Kha, rồi xe cơ quan ông Kha cũng về theo chúc tết làm xôn xao cả xóm nghè xóm bãi . Ông Kha về là có khối bạn về theo rồi thì những công ty con trên tỉnh cũng theo về biếu quà chúc tết . Nhưng dứt khoát phải có mặt ông Kha những lúc ấy . Năm nay chờ lấy sổ hưu, ông về một mình . Chú lái xe quay lộn trở xuôi dạ dạ hẹn lên đón đúng ngày . Chưa bao giờ sau mấy chục năm ông có bữa cơm tết chiều ba mươi như ông đã có ngày xưa . Cũng vẫn căn nhà mà mấy chục năm nay đi về có chăng chỉ thêm vài bộ tranh và câu đối bằng đồng và cái sân gạch đỏ mà khi xưa chưa có . Mùi nhang lan ra vườn , mảnh vườn có luống su hào cao lêu nghêu gà ăn lươm tươm lá , mấy cây ớt quả quăn queo mùa đông xanh lét .
Hai anh em ông Kha cụng chén mời bố mời mẹ . Nhìn ông Thắng cũng đã hoi hói hai bên thái dương , Ông Kha hỏi :
-          Giờ chú uống rượu thấy thế nào ?
-          Em vẫn thấy ngon nhưng chỉ ngon khi uống với người thân thôi .
-          Chú có thấy thèm không ?
Ông Thắng nuốt ực cái nghẹn đang ở cổ .
-          Qua cái đận thèm rồi anh ạ . Chỉ nhờ thương bố thương mẹ mà em bỏ được nghiện rượu  . Những ngày bố mẹ đi về dưới đấy hễ cứ uống rượu là đau đầu, là người lên cơn quằn quại  . Em nhịn rồi cứ nhìn thấy rượu là sợ … sợ bố chết ở xa . Ngày trước vợ em nó bỏ đi em đau,  em ngu em hèn em lấy rượu mà giải . Lúc ấy thấy quên được là tốt  . Không thể nhìn vợ ngày càng trơn béo ra đi với thằng Giám đốc, nay công trình này mai dự án kia , em về . May lắm đấy anh ạ . Mình còn có quê , nơi nương tựa cuối cùng của đời này . Có bố mẹ thương nên dù em có là thằng Thắng say làng xóm họ không bỏ em. Suy cho cùng tài giỏi gì thì tài giỏi riêng cái chuyện vợ con đố anh nào dám chắc là mình tài .
 Ngừng một lát ông Thắng tiếp :
-          Oai oách thì chỉ ở ngoài thiên hạ thôi . Chứ về đến quê mình thì chả oai được với ai . Trên có bố mẹ họ hàng, dưới có anh em chòm xóm . Chả nhẽ ra oai với mấy thằng trẻ chăn trâu . Ở quê chả dấu giếm được cái gì , người quê họ nhìn vợ mình nhìn con mình   là họ đoán  ra đời mình ở ngoài thiên hạ. Thật là cấm có sai anh ạ .
Ông Kha nhìn ra cổng . Cổng nhà ông nhìn thẳng ra phía bờ sông xóm bãi . Sương chiều mờ mờ vẫn có bóng người đi vồi vội từ ga tàu lên . Những người vừa đi chuyến tàu  cuối cùng của năm về với mái nhà thôn dã . Ông thèm , giá mà lại được nghe tiếng pháo nổ ngày xưa … Ngày xưa chiều ba mươi bố ông cũng hay đốt pháo vào bữa tất niên . Khói pháo ùa ra ngõ . Lúc cả nhà ngồi vào mâm cơm tất niên bố ông hít hít mùi khói pháo trên bát tiết canh . Ông Kha ngước nhìn bố . Cụ Long hôm nay vui lắm . Lúc này hai đứa con ông du học ở Tây. Vợ ông đã gần sáu mươi tuổi chắc đang ở vũ trường trên đường Lý Nam Đế . Sao người thành thị họ không nghĩ về tết như người nhà quê nhỉ ? Ờ mà bao năm nay ông cũng có nghĩ đến tết quê đâu , bao năm nay ông có ăn tết với bố mẹ đâu …với quan chức thì bàn thờ tổ tiên giao cho các em, giao cho vợ còn mình thì lao đi với việc nhớn , ấn tín đền này chùa nọ . Với bao nhiêu chùa chiền bao nhiêu đình đền thiên hạ thì thiêng thì thuộc, chứ mồ mả tổ tiên hiện hữu bằng thật đâu có thiêng với đường quan lộ . Mồ mả tổ tiên chỉ thiêng với con người ấy là lúc họ về già, họ đã ngấm sự đời . Ông thăng lên một chức, ông làm được mâm cơm cúng tổ tiên chưa thì chưa biết nhưng ông phải làm chín mười mâm cúng thánh thần thiên hạ, cúng những ông thánh đang sống sờ sờ bên trên ông  … Nén nhang trên ban thờ hôm nay sao ngát thế . Ông chợt nhớ đến một câu rất chua sót mà thằng Thắng em ông nói lần nào đó vỗ vào mặt ông . Mái nhà xa hơn cổng chợ , nhà thủ trưởng gần hơn mồ mả ông cha .

Hai anh em ông Kha lại đốt lửa đun bánh chưng . Đun ở ngoài sân cho giống ngày xửa ngày xưa . Lửa bánh chưng nhoang nhoáng chỗ đen chỗ sáng hắt lên vườn chè . Ông Kha gõ gõ cái cục than bảo ông Thắng củi này là củi muối nổ nhiều quá . Ông Thắng ngước lên nhìn anh trai , ngọn lửa in lên cái trán hói nhẵn bóng đỏ căng
 .- Thì ra anh vẫn nhớ , vẫn nhơ củi đóm à ? tưởng anh quên .
Ông Kha :
 - Quên sao được , nó ăn vào máu mình mà chú . Chỉ có điều có máu đấy mà quên mất cốt cách thôi chú ạ
Ông Thắng:
 -Có một điều anh quên . Ông Kha quay sang  nhìn em im lặng .
- Chị Đồng vớt củi xóm bãi chết rồi .
Kha buông cái cây cời lửa , lửa nhập nhòe tiếng củi nổ lép bép .
- Chú biết về  chị Đồng ?
Em biết nhiều hơn anh tưởng anh Kha ạ .                                                                                     
Kha đi học cấp ba thì cũng đúng lúc giặc Mỹ ồ ạt cho máy bay ném bom miền Bắc . Đi trọ học xa nhà tuần mới về một hôm rồi hôm sau chiều tối lại sang đò đi bộ đến trường . Lần nào cũng vậy, Kha ngồi ở đầu mũi quay về lái nhìn Đồng nhấp nhom chèo thuyền qua sông . Trong lũ học trò rộn rịch tay xách chuối xanh , túi gạo túi sắn khô kia có cả bạn cùng lớp cùng trường cấp 2 của Đồng . Con đò cứ sàn sạt nước phù sa sang sông , Kha lại thấy những là rều là củi lau củi sậy trôi vùn vụt . Kha như không nghĩ gì và Đồng cũng chỉ nhìn vào bờ cát bên kia sông mà dướn chèo . Mùa vớt củi bây giờ Kha bận học và bận bao nhiêu là mơ ước . Ngực Đồng căng , thớ áo cánh nâu cũng căng . Mặt trời đang xuống bên núi Lả, con đò cũng đang cố rướn về phía mặt trời buông . Tấm áo nâu cô lái đò mười tám  làm cả con sông cũng màu nâu .
Ngày Đồng nhập ngũ, xã của Kha đi nhiều lắm nhưng chỉ có cô Đồng lái đò là nữ . Trống cà rình và mít tinh đưa thanh niên lên đường tung tung kêu vang xóm bãi . Từ ấy con đò không còn cô Đồng căng ngực đứng mũi thuyền rướn về phía mặt trời . Sông vẫn cứ mùa đầy lại cạn , họ vẫn vớt củi và củi vẫn nhuốm đầy phù sa nâu bóng .
Năm 1971 Đồng vào lính thông tin . Đồng đi hút vào khu 4 tuyến lửa . Mấy đứa bạn may mắn hơn Đồng ưu tiên vào A này A kia rải rác gần đầu não  còn Đồng về Ax5 Tây Nghệ An . Ở đấy Đồng gặp anh Ngọc đồng hương nhà ở làng Lâm đối diện xóm bãi . Nhà anh Ngọc  cũng ngay ven sông . Hôm đầu tiên về A15 gặp anh Ngọc , thấy anh Ngọc cười gọi này cô lái đò làng Bãi . Đồng giật mình . Rồi hai người ở hai bờ sông cùng một khúc nay ở cùng một đơn vị chiến trường . Họ yêu nhau ở trong rừng giáp Lào . Vài tháng sau Ngọc lên cánh đồng Chum . Đồng vẫn ở lại vùng đất ruồi vàng bọ chó nuôi cái bụng lớn dần dần . Hai người đã phạm vào một cái tội tày đình . Đơn vị cho Đồng về không thành tích, không chế độ chuyển ngành . Đồng phục viên về xã với tất cả nỗi ngờ vực và eo óc phỉ pheo thời cách mạng hừng hực chiến đấu . Chị Đồng đẻ con gái rồi lại lái đò ngang  . Mỗi chuyến đò sang sông phía làng Lâm chị chèo rất khỏe . Nhưng chuyến về thì dài dằng dặc và bải hoải chân tay . Anh  Ngọc hi sinh cuối năm 72 ở Lào . Chị đẻ con gái đặt tên là Ngọc Động đầu năm 73 . Chị đã gần sáu mươi con gái chị cũng đã gần bốn mươi . Làng Nghè làng Bãi quen rồi chả ai để ý chuyện chị Đồng đi lính chửa buộm nữa . Cái ông Chủ tịch xã đe nẹt dỉa dói chị Đồng khi chị mang giấy phục viên về làng cũng đã chết vì chó dại cắn từ tám hoánh nào rồi . Con trai ông ấy theo đuổi con Động nhà chị nhưng chị cấm cửa không cho . Dù thế cái thằng con Chủ tịch xã ấy nay đã có vợ có con rồi vẫn gọi chị Đồng là bu .
       Cây cầu qua sông Thao mới xong cách nay vài năm . Bến đò nhà chị Đồng vắng khách , con đường xuống đò loe hoe những cây cỏ ngọt trồng cho bò và vẫn lõm thõm mấy bụi giong giềng . Từ ngày Thắng về làng ở, chị Đồng và Thắng hay trò chuyện với nhau . Chưa bao giờ chị Đồng hỏi về Kha . Chị chỉ hỏi vườn tược ra sao , trong nhà có còn củi không ? Ra chị chở một xe về mà đun . Thắng hỏi chị vẫn vớt được củi à ? Chị bảo ừ vẫn vớt đấy . Bây giờ không có củi cành củi chũa như xưa, toàn lau sậy và củi vụn thôi .
Một hôm chị nhắn Thắng ra nhà ngoài bãi chị bảo , chị không chở đò nữa, cũng không vớt củi nữa . Hôm rồi thấy xe anh Kha về, xe củi chị vướng đá trên đường thấy anh có vẻ bực bội chả dám ngẩng đầu lên nhìn … Chị Đồng bảo Thắng thôi không nhắc chuyện khốn khổ ngày xưa nữa , 
Một ngày sau khi ông bà cụ Long xuôi ở với Kha dưới Hà Nội chị Đồng vào nhà Thắng lúc nhá nhem tối . Chị hỏi :
-Chú uống rượu đấy à ? Thắng bảo không . Em luộc củ giong cho cháu mai nó đi tham quan chiến khu Vần . Bây giờ phải vòng xuống huyện qua cầu đâm lại xa chị nhỉ
Chị Đồng :
-Ừ , bến đò bỏ rồi . Ngày xưa lúc còn chiến tranh, đò ăn công điểm Hợp Tác Xã . Bom đạn cũng lăn ra mà chèo , nước to nước cạn cũng nửa đêm gà gáy có tiếng goi là lại ra sông chèo đò sã cánh đến sáng mới về mà vẫn vui như tết . Thật lạ , sao có hồi mình say với cuộc đời đến thế .
Thắng nhìn người đàn bà gần sáu mươi mà vẫn mặn mòi khỏe khoắn lấy làm lạ :
Chị vác cái gì vào nhà em thế .
Chị Đồng dũi dũi ngón chân cái trên nền nhà mặt cúi xuống . Chị mấy lần thở dài rồi ngẩng lên bảo :
Cái mái chèo ngày xưa chị vẫn đi vớt củi . Em cài lên mái nhà khi nào anh Kha về bảo chị gửi cái mái chèo này ở đây . Mấy đứa nuôi lợn đàn dưới chợ xin chị về làm cái khuấy cám chị không cho .
Chị Đồng tưởng Thắng không biết chuyện vớt củi năm nào . Nhưng chiều tối ấy Thắng đã ra dắt trâu cho anh Kha . Thắng nghịch ngợm hơn anh mình chuyện sông nước . Thắng biết
*****
Ông Kha ngồi nhìn ra bờ sông tối om . Đêm ba mươi tết con sông qua làng hưng hửng một dải sáng trên cái giường tân hôn lúc tắt phụt đèn .
Đồng chết rồi . Chết chỉ vì một đợt cảm lạnh lúc đang đào củ giong riềng bán cho người ta làm miến tết . Ông Kha chợt nhớ hai tay mình cứng lại bám trên cắng thuyền không dám cầm cái mái chèo mà bơi trong khi Đồng vẫn một tay vừa bơi một tay kéo thuyền đưa Kha vào bờ . Đã học bên trời Âu, đã làm nên giám đốc này giám đốc nọ, Kha vẫn nhớ mùi hăng hăng như lá soan non trên cặp vú cưng cứng bầu ngực người con gái quê mình một chiều bãi sông , nhớ những mùa vớt củi nhơm nhớp phù sa trên những đống củi ngoài xóm bãi . Mái tóc của người con gái phập phều trên mặt sông và cây chèo thon thon nằm gác trên chiếc thuyền nan

Mùa đông năm 2013


No comments:

Post a Comment