Monday, July 6, 2020

Nợ đời.


Thuở đi làm, những người lao động thấp cổ bé họng ai mà chả nhục nhằn. Kiếm miếng cơm bát cháo cho con chỗ nào và ở đâu cũng tràn nước mắt. Trừ những đứa con cán bộ to.
Tốt nghiệp đại học năm 1978 tôi laị đi học 3 năm lí luân nhưng quyết bùng ra đi làm chứ không đi con đường “ní nuận”. Chả biết khôn hay dại nhưng tôi thích thế. Hồi ấy nhìn thấy cái lí lịch của tôi là họ khó gần. Cứ như thể tôi sẽ làm cán bộ đến nơi. Than ôi. Cán bộ nó có số má chứ bỡn à. Tôi thấm nhuần một câu quê tôi hay dạy, cứt nát đừng đòi có chóp. Hồi ấy tôi không trí tiến thủ. Nhà nghèo và cũng không thích quì đầu gối, tôi chỉ cần làm đủ tiền nuôi con là được. Cứ làm cái mình thích. Ì ạch mãi từ quản đốc Cơ khí rồi xưởng trưởng cán thép. Rồi Cửa hàng trưởng phụ trách vài cơ sở bán thép rồi đến một lúc họ gọi mấy cái cửa hàng bán thép là XN thì mình làm giám đốc.
Mẹ kiếp, những năm 1990 đến 2000 cái đời làm nhà nước lúc dở dơi dở chuột khổ hết chỗ nói. Mua không được mua chiụ mà bán thì lại bán nợ. Thời ấy thứ giám đốc như bọn tôi chỉ làm thằng cầm cu cho thằng khác ở bên trên nó đái. ( sẽ kể sau) Quanh năm ngày tháng đi đòi nợ.
Tôi Nói dài dòng như trên là để sau đây sẽ kể chuyện đi đòi nợ đó thôi.
Năm nào cũng như năm nào đòi nợ từ đầu xuân đến cuối đông. Đến ngày tết vẫn phải đến thăm tết thằng nợ tiền mình để sang năm nó trả cho mình. Mẹ cha cái cơ chế ! khốn nạn thế !. Đâu cũng là túi nhà nước. Các công ty nhà nước nó chả sợ gì công ty nhà nước khác ,vì pháp luật nhà nước có ra gì đâu. Công ty mẹ nào cũng có Ban CÔNG NỢ . Rõ là XHCN

Tấm ảnh hút thuốc lào trên rừng bạch đàn đoạn đường tránh TP HUẾ là chuyến đi đòi nợ Phú Yên năm 2005 đó . Tôi sẽ kể dần những chuyến đi đòi nợ Công Ty Lắp Máy ở Tuy HÒa , rồi Quảng Ngãi , rồi Cenco4, Cenco 1... rồi các công ty cầu vài lần Anh hùng Lao Động … các bạn ợ. Qua những năm đi đòi nợ thì mới hiểu thế nào là nợ và nợ đời…
Chuyện về nợ nần XHCN là cả một bộ mặt một thời có cả bi lẫn hài cả tốt đẹp lẫn đểu giả. Nó di chứng cho xã hội ta mãi sau này. hẹn tút sau nhe


5/5/2020

No comments:

Post a Comment